8 Mẹo để làm podcast của bạn gây ấn tượng với người nghe tốt hơn

8 Mẹo để làm podcast của bạn gây ấn tượng với người ngh tốt hơn

Hiện nay, Podcast ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều cá nhân lẫn doanh nghiệp ứng dụng. Theo thống kê, tính đến năm 2022, đa số người Mỹ đều đã từng 1 lần nghe podcast. Thống kê cuối năm của Spotify cũng cho biết có hơn 1 triệu podcast được đăng tải trên nền tảng chỉ trong năm 2021, với 80% là những nhà sáng tạo độc lập.Thị trường podcast ở Việt Nam cũng rất sôi động, đặc biệt là sau năm 2020 với khoảng 50 kênh podcast Việt được phát hành mỗi tháng. Con số này tăng gấp 5 lần trong năm 2021 với 100-250 kênh podcast được mở mới trong một tháng.

Trên Vietcetera có gần 20 series podcast từ năm 2020 tính đến nay, với đa dạng chủ đề, từ podcast phỏng vấn, đối thoại tin tức, đến về podcast về tài chính như Have A Sip, Bít Tất, Gen Z Truyền, Tóm Lại Là hay The Money Date. Với sự phát triển thần tốc của podcast, có thể nói, trong tương lai, đây sẽ là một trong các nền tảng chủ chốt của truyền thông số.

Vậy làm thế nào để thực hiện podcast một cách hiệu quả? Cùng Tmobile368 khám phá một số tips sau đây nhé!

1. Xác định rõ đối tượng mục tiêu 
Podcast của bạn cần phải nhắm tới và phù hợp với một đối tượng cụ thể vì nguồn lực của bạn có hạn còn số lượng người nghe là rất nhiều. Trước khi bắt đầu thực hiện Podcast bạn cần xác định rõ những yếu tố sau:

  • Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Họ quan tâm về chủ đề nào nhất?
  • Đam mê và điểm khác biệt của bạn là gì?
  • Bài đăng nào trên blog tạo được sự thu hút nhiều nhất?
  • Loại bài đăng nào trên mạng xã hội được chia sẻ nhiều nhất?
  • Người nghe có thắc mắc về vấn đề nào?

Bằng cách trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ định hình được dạng nội dung cho podcast của mình từ đó hình thành các ý tưởng và triển khai thực hiện đúng hướng.

2. Cải thiện phần nhìn cho kênh podcast

Mặc dù podcast là một trải nghiệm gần như hoàn toàn bằng âm thanh nhưng không có nghĩa là những yếu tố thuộc phần nhìn như ảnh đại diện, tên kênh, tên từng tập podcast không quan trọng. Trước khi âm thanh của bạn đến tai người nghe, các thành phần trên sẽ là thứ thu hút họ đầu tiên. Vì thế hãy đặt tên podcast khơi gợi sự tò mò của người nghe, tạo những bức ảnh chất lượng để thôi thúc mọi người chọn kênh của bạn.

3. Đầu tư chất lượng micro

Bạn có thể bắt đầu tập làm Podcast với bất kỳ thiết bị nào. Hiện nay không cần các thiết bị quá chuyên nghiệp, chỉ với chiếc điện thoại của mình bạn đã có thể tạo ra podcast được nhiều người yêu thích.Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng ở môi trường thực sự yên tĩnh để thu âm. Chỉ với những tiếng động nhỏ như tiếng quạt, tiếng điều hòa đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thu âm của bạn. Mặc dù bạn có một giọng nói hay, truyền cảm nhưng khi thu âm bị rè, không rõ tiếng thì podcast của bạn cũng không thể thu hút được người nghe. Tóm lại để có một podcast thật sự chất lượng bạn nên đầu tư các thiết bị micro thu âm đủ tốt vì không ai muốn nghe podcast với âm thanh kém chất lượng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị thu âm khác nhau. Bên cạnh các thiết bị có dây, thì nhiều loại micro thu âm không dây cũng đang được nhiều người sử dụng. Nếu bạn làm podcast bằng điện thoại thì micro thu âm không dây VoicePro là một sự lựa chọn phù hợp. Với công nghệ CSC, mic thu âm VoicePro giúp thu được âm thanh to rõ ràng, chân thực, lọc âm vượt trội, micro tốt sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho những người làm podcast.

4. Tạo các nội dung podcast ngắn và xuất bản thường xuyên

Thời lượng thích hợp dành cho podcast nằm trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Ngoài ra người nghe, đối tượng mục tiêu hay khách hàng của bạn cần biết khi nào và ở đâu để họ có thể tìm thấy podcast của bạn. Hàng tuần và hai tuần một lần là tần suất của những podcast phổ biến trên thế giới.

5. Quảng bá chéo

Tận dụng những nền tảng social media mà bạn đang có để quảng bá cho kênh podcast của bạn. Bằng cách này bạn có khả năng thu hút được một lượng người theo dõi từ các nền tảng social mà bạn đang sở hữu.

6. Phỏng vấn người nổi tiếng

Podcast của bạn sẽ có giá trị và thu hút hơn khi trong cuộc trò chuyện có sự xuất hiện của một nhân vật khác. Hãy tìm một người có chuyên môn ở một lĩnh vực cụ thể hay một người đã có sự nổi tiếng sẵn,… để cùng tạo nên một podcast. Khi đó kênh của bạn sẽ thu hút thêm cả những người đang theo dõi người bạn sẽ collab cùng.

7. Sử dụng lời kêu gọi hành động

Hãy sử dụng một lời kêu gọi hành động như “Hãy nhấn nút đăng ký để cập nhật ngay những podcast mới nhất của mình”, “Hãy tải ngay podcast của mình để có thể nghe mọi lúc mọi nơi” hoặc một lời kêu gọi tích cực nào đó. Và hãy đảm bảo rằng những lời kêu gọi này sẽ xuất hiện xuyên suốt trong những podcast của bạn.

8. Chuẩn bị kịch bản trước khi thu âm

​Trí nhớ của con người có hạn. Không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể sắp xếp mọi thứ trong đầu và nói trôi chảy. Vì thế bạn cần chuẩn bị nội dung trước khi thu để tạo ra các tập podcast chất lượng cao. Viết kịch bản podcast là một cách quan trọng để đảm bảo âm thanh của bạn rõ ràng, chặt chẽ và có giá trị đối với người nghe. Bạn không cần phải viết ra từng từ mà bạn định nói, nhưng điều quan trọng là phải có ghi chú cho mỗi tập để giúp bạn theo dõi, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu làm podcasting. Khi có kịch bản bạn sẽ không bỏ sót nội dung, giúp việc thu âm trôi chảy hơn. Các câu thoại như một cuộc trò chuyện hàng ngày sẽ giúp người nghe không bị “ngộp thông tin” hay “buồn ngủ” đấy.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *